Ruồi
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera, chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Không phải họ ruồi nào cũng có cánh, có một họ theo tiếng anh là Hippoboscoidea, họ ruồi này chỉ có thể là bò hoặc chạy chứ không thể bay được. Các loài ruồi thường thấy ở Việt Nam gồm có: Ruồi giấm, ruồi ăn xác chết, ruồi nhặng, ruồi nhà, ruồi đàn, ruồi trâu vv..
+ Ruồi giấm: Là loài ruồi ăn trái cây, thuộc họ Drosophilidae, dài 13 mm – 14,5 mm, chúng thuộc họ cánh phấn, chúng có màu nâu vàn nhạt, chúng có thời gian sống rất là lâu khoảng từ 7 – 18 ngày, chúng có bộ lông rất rậm bao phủ toàn bọ thân thề. Loài ruồi này là một động vật mô hình được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học gen, sinh lý học, sinh bệnh học vi khuẩn và tiến hóa lịch sử sự sống. Nó thường được sử dụng bởi vì nó là một loài là dễ dàng để chăm sóc, sinh sản một cách nhanh chóng, và đẻ trứng nhiều.

+ Ruồi nhặng: Dài khoảng 6 – 10mm, có thân màu xanh kim loại( xanh dương hay xanh lá cây ), mắt màu đỏ, cánh trắng có đường vân màu đen, chúng thường đẻ trứng ở những khu vực dơ bẩn hoặc có mồi hôi tanh như: bãi rác, thịt heo, các loài thủy sản buôn bán ngoài chợ vv…. Từ 5 – 7 ngày sau trứng nở thành nhộng và cứ như thế trong 1 tháng thì có khoảng 2 – 3 thế hệ được sinh ra. Loài nhặng khỏe và hoạt động trong khoảng nhiều km cách nơi sinh sản. chúng hiện diện nhiều trng những tháng mùa hè ấm áp.

+ Ruồi đàn: Dài từ 5 – 10mm, ngực có màu xám, cánh có màu nâu trắng, lưng có màu có sọc trắng đen, bụng có màu nâu vàng, mắt màu đỏ xẫm. Trứng được đẻ trong đất và sinh trưởng rất nhanh, ruồi đàn xất hiện trong nhà nhiều nhất vào mùa xuân.
+ Ruồi trâu: Ruồi trâu lớn hơn ruồi nhà (từ 2 dến 3 lần), rất khỏe và có khả năng bay xa.Đầu ruồi to, mắt rất dễ thấy, có màu lóng lánh, vòi rộng và chúc xuống duới, cánh trong suốt, có màu hơi nâu hoặc có vân; khi nghỉ cánh cụp sát thân. Ruồi trâu có mặt ở khắp nơi trên thế giới và thường hoạt động ở các vùng rừng rậm, đầm lầy. Ruồi đốt rất đau và gây cản trở cho các hoạt động ở ngoài trời. Ruồi trâu đốt và hút máu gia súc và cả con người, chúng thường đốt máu vào ban ngày nhất là vào những giờ có nhiều nắng khi nhìn thấy mồi. Do cần nhiều máu nên ruồi có thể đốt máu nhiều lần, mỗi lần một ít trên cùng một vật chủ hoặc những vật chủ khác nhau.Vết đốt của ruồi trâu có thể gây chảy máu, gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.

Cuộc sống của ruồi được phát triển từ giòi và giòi được gọi là ấu trùng. Trong các xác chết đang phân hủy ta thường thấy thì có rất nhiều giòi, đó là quá trình phát triển của ruồi, kích thước của một số con giòi trung bình từ 8 – 18 mm. Với khí hậu nhiệt đới của nước ta thì vào mùa hè theo chúng ta thường thấy trên các xác chết chuột, các loại trái cây chín vv… chúng ta thấy trong 1 số đó bên trong có rất nhiều trứng và giòi của ruồi.
Giòi có lợi và có hại
- Giòi có lợi: Các nhân viên pháp lý có thể xác định xác chết vào thời điểm nào bằng cách dựa vào quá trình phát triển cùa giòi. giòi được người ta nhân giống với mục đích buôn bán như: làm mồi câu cá, làm thức ăn cho các động vật khác như chim chóc và bò sát vv….
- Giòi có hại: Các loài giòi của ruồi phần lớn gây ra các thiệt hại mùa màng là rất lớn, vì là ký sinh của ruồi nên phần lớn các loài động vật bị chúng ký sinh gây ra những thiệt hai không lường.
( Nguồn Internet)
Lượt đọc: 2 399